Thứ 4, Ngày 06 tháng 03 năm 2019, 16:23

Học điều dưỡng ra sẽ làm gì?

Học điều dưỡng ra có phải làm y tá không? Đó là thắc mắc chung của nhiều người, nhất là với những thí sinh chuẩn bị thi THPT quốc gia và có nguyện vọng theo đuổi giấc mơ khoác lên mình chiếc áo Blouse trắng.
Không ít ý kiến cho rằng Điều dưỡng và Y tá là một nhưng thực tế có nhiều điểm khác biệt mà họ chưa hiểu hết. Vì vậy, giảng viên đang giảng dạy tại Trường Cao Dược Hà Nội số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội sẽ chỉ ra những điểm giống cũng như điểm khác nhau để các bạn thí sinh dễ dàng phân biệt.
 
 
 
Ngành Điều Dưỡng có khá nhiều điểm khác biệt so với ngành Y tá
 
 
Điểm giống nhau giữa Điều dưỡng và Y tá:
 
Cả Điều dưỡng và Y tá đều là những người làm nhiệm vụ chăm lo về sức khỏe cho bệnh nhân, bằng cách thực hiện các yêu cầu của bác sĩ. Hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh về việc hoàn thành thủ tục hành chính, chế độ ăn uống, liều lượng, thời gian sử dụng thuốc...
 
Họ đều là những người theo dõi sát sao tình trạng, diễn biến bệnh để kịp thời báo cáo, hỗ trợ bác sĩ điều trị, đồng thời có thể tham vấn, phối hợp với bác sĩ để đưa ra những liệu pháp trị liệu phù hợp nhất.
 
Phân biệt Điều dưỡng và Y tá:
 
Điều dưỡng không phải là Y tá vì tuy đều có công việc như nhau nhưng bản chất có sự khác nhau:
 
* Thứ nhất: Về sự xuất hiện. Y tá là những hình ảnh quen thuộc tại các bệnh viện, gắn liền với suy nghĩ của con người từ lâu đời, nghĩa là chỉ cần nhắc đến ngành Y là người ta nghĩ ngay đến Y tá. Ngược lại, gần đây mới xuất hiện thuật ngữ Điều dưỡng khiến nhiều người không quen gọi và cho rằng đây là một nghề mới.
 
* Thứ hai: Về chức năng, nhiệm vụ, trình độ:
 
- Y tá
 
Thiên về bệnh lý, bệnh học; có thể khám chữa những bệnh thông thường
 
Phát hiện dấu hiệu bệnh tật, sơ cứu ban đầu
 
Giới thiệu chuyển tuyến khi cơ sở hiện tại không có khả năng chữa tiếp
 
Tổ chức thực hiện chương trình Y tế, phổ cập kiến thức về sức khỏe cho người dân.
 
Có kế hoạch phòng ngừa bệnh, dịch bệnh
 
Trình độ chủ yếu là sơ cấp với thời gian đào tạo ngắn, thường chỉ 9 đến 1,5 tháng với mục đích hỗ trợ các bác sĩ trong việc thực hiện các y lệnh với bệnh nhân. Hay nói cách khác họ làm việc một cách thụ động.
 
- Điều dưỡng:
 
Hướng về việc chăm sóc con người cả sức lực lẫn trí lực
 
Do đặc thù công việc nên cần nhuần nhuyễn các kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản lẫn phức tạp.
 
Rèn luyện thêm nhiều kỹ năng để ứng xử với nhiều đối tượng khác nhau
 
Sau khi ra trường có thể công tác tại các bệnh viện lớn từ trung ương đến địa phương.
 
Điều dưỡng đã trở thành một ngành nghề độc lập, có vị thế cao trong xã hội. Cụ thể, họ đảm nhiệm việc chăm sóc, phục vụ người bệnh. Yêu cầu của người làm nghề cũng vì thế mà cao hơn, không phải đào tạo những người mới học qua lớp 4, lớp 5 như trước mà chỉ khi tốt nghiệp THPT rồi học tiếp lên Trung Cấp hay Cao đẳng Điều dưỡng. Sau đó họ cũng có thể học lên các bậc cao hơn để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ nhân nhân tốt hơn.
 
Hiện nay không đào tạo Y tá mà chỉ đào tạo Điều dưỡng:
 
Nắm bắt được lợi thế đó, rất nhiều bạn trẻ ngày nay đã đăng ký học ngành Điều dưỡng. Trong đó có nhiều thí sinh đã lựa chọn con đường tắt bằng cách đăng ký học vào hệ Cao đẳng để rút ngắn thời gian học tập, đi làm sớm để tích lũy kinh nghiệm vững vàng hơn.
 
 
 
Ngành Điều Dưỡng đang là ngành được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học
 
Một trong những trường được đông đảo sinh viên theo học ngành này hiện nay đó là Trường Cao đẳng Dược Hà Nội số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Do được Bộ tin tưởng, năm 2019, nhà trường tiếp tục được tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng hình thức tuyển thẳng những thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Cơ chế mở như hiện nay thực sự đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để học sinh chắp cánh ước mơ của mình.
 
Các thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển có thể đăng ký trực tuyến tại đây
 
Hoặc có thể hoàn thiện 1 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển và gửi về Phòng tuyển sinh của Trường Cao Đẳng Dược Hà Nội, phòng 305, tầng 3 số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
 
Hồ sơ bao gồm:
 
Sơ yếu lý lịch
 
Mẫu đơn xét tuyển
 
Bản sao bằng/ giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT
 
Bản sao học bạ cấp 3 có công chứng
 
Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân photo công chứng
 
Giấy tờ chứng nhận ưu tiên nếu có
 
2 ảnh 3x4 hoặc 2 ảnh 4x6
 
Lưu ý, Chỉ tiêu xét tuyển có hạn, các thí sinh nên nộp hồ sơ  hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến sớm để tăng cơ hội trúng tuyển cho mình. 
 

ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VÀ NHẬP HỌC:

PTS, Trường Cao Đẳng Dược Hà Nội

Phòng 305, Tầng 3, Số 477 Đường  Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Nam, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Tìm hiểu thêm thông tin tại https://caodangduoc.edu.vn

ĐT: 02466 823 550 – 0965.785.999 - 0967 693 296

 

1
Bạn cần hỗ trợ?